Giấy decal cảm nhiệt là một loại decal tem nhãn đặc biệt, in ấn mà không cần sử dụng thêm bất kỳ một loại mực in nào. Vậy loại chất liệu này có gì đặc biệt, liệu rằng không sử dụng mực thì chúng có rẻ hơn các loại chất liệu tem nhãn khác hay không? Đâu là những điều mà người dùng hay nhầm lẫn về giấy decal cảm nhiệt? Cùng chúng tôi bật mí ngay nhé!
Bạn cần biết gì về giấy decal cảm nhiệt?
Giấy decal cảm nhiệt là gì?
Giấy decal cảm nhiệt hay còn được biết đến với tên gọi decal cảm nhiệt. Khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy loại chất liệu tem nhãn này chẳng có gì khác so với decal giấy thường hay decal PVC loại không bóng cả. Chúng cũng được cấu tạo gồm 3 lớp bao gồm lớp mặt (thể hiện thông tin tem nhãn), lớp keo và lớp đế.
Đặc điểm của giấy decal cảm nhiệt
Giấy decal cảm nhiệt được cấu tạo theo dạng cuộn. Tem sẽ được bế theo kích thước bạn mong muốn hoặc có dạng liên tục. Tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại giấy decal cảm nhiệt với kích thước mong muốn.
Điểm đặc biệt của giấy decal cảm nhiệt
Với các loại vật tư in mã vạch khác như decal giấy, decal PVC, decal xi bạc, decal vỡ,… bạn đều cần sử dụng máy in mã vạch mang công nghệ in nhiệt gián tiếp kết hợp cùng mực in tem nhãn để có thể tạo nên thông tin trên tem. Nhưng ở giấy decal cảm nhiệt lại không thế. Loại decal này đã được phủ một lớp hóa chất đặc biệt với khả năng chuyển đổi màu sắc ngay khi gặp sự tác động của nhiệt độ. Từ đó tạo nên được thông tin bạn muốn lên bề mặt tem mà không cần thêm bất kỳ một loại mực in nào.
Với giấy decal cảm nhiệt bạn có thể in ấn trên cả máy in tem in nhiệt trực tiếp hoặc truyền nhiệt gián tiếp (chỉ cần bạn không lắp mực in, thao tác in vẫn diễn ra bình thường).
Dù không sử dụng mực in nhưng không đồng nghĩa với việc decal cảm nhiệt sẽ có giá thành thấp. Thực tế ngược lại khi loại chất liệu tem nhãn này lại có chi phí đầu tư cao hơn hẳn so với decal giấy thường. Nếu so sánh về giá thành của tem nhãn được tạo nên từ giấy decal cảm nhiệt và decal giấy thường + mực thì tem được tạo nên từ giấy decal thường + mực vẫn sẽ có chi phí thấp hơn (tuy không nhiều). Nhưng về mặt máy in thì máy in nhiệt trực tiếp lại thường rẻ hơn máy in tem in nhiệt gián tiếp.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản giấy decal cảm nhiệt
Giấy decal cảm nhiệt có đặc điểm là vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Thậm chí bạn chỉ cần dùng móng tay hay vật cứ nào tạo ma sát lên mặt decal là đã thấy xuất hiện ngay vệt đen ngay trên bề mặt này. Thế nên bạn cần sử dụng loại decal này đúng cách và bảo quản chúng một cách thật kỹ lưỡng nếu không muốn chưa dùng mà giấy đã hỏng thì sẽ thật tốn kém.
Những lưu ý cần biết về giấy decal cảm nhiệt
Cụ thể hơn, do in không dùng mực nên giấy decal cảm nhiệt không có khả năng lưu giữ thông tin trên tem nhãn tốt. Chỉ phù hợp để sản xuất các tem nhãn trên mặt hàng ngắn hạn như thức uống hay hàng tiêu dùng nhanh, các tem nhãn trong môi trường nhiệt độ thường, thoáng mát. Vì ở thời gian dài, thông tin trên nhãn sẽ dần phai theo thời gian nhanh chóng.
Khi đặt mua số lượng giấy decal cảm nhiệt nhiều thì các cuộn decal thường sẽ được sắp xếp thành từng cây giấy. Mỗi cây giấy khoảng 2 – 3 cuộn, phụ thuộc vào kích thước mà bạn đặt mua. Bạn chỉ nên sử dụng đến đâu thì khui giấy đến đó, tránh khui một lần và không sử dụng hết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấy in. Cất giấy decal cảm nhiệt chưa sử dụng tại nơi khô ráo, thoáng mát, không chịu tác động từ ánh sáng là những yếu tố cơ bản hỗ trợ bạn bảo quản chúng tốt hơn.
Người dùng thường hiểu lầm gì về giấy decal cảm nhiệt
Có thể bạn chưa biết! Đến nay vẫn còn không ít người dùng hiểu sai về giấy decal cảm nhiệt. Họ vẫn thường lẫn lộn giữa loại decal in ấn tem nhãn mã vạch này cùng giấy in bill.
Bạn biết vì sao không? Vì chúng đều là giấy cảm nhiệt (có thể tạo nên thông tin trên bề mặt giấy mà không cần dùng mực). Tuy nhiên, ở chúng vẫn có sự khác biệt to lớn là:
-
Giấy decal cảm nhiệt sẽ có cấu tạo 3 lớp như những loại decal tem nhãn khác với mặt keo giúp bạn lột và dán tem lên sản phẩm hiệu quả, nhanh chóng hơn. Bạn có thể tùy chọn kích thước giấy mà mình mong muốn vì ở loại chất liệu này rất đa dạng kích thước để bạn chọn lựa.
-
Giấy cảm nhiệt (hay còn gọi là giấy in bill, giấy in hóa đơn): Cũng được bế dưới dạng cuộn nhưng chỉ có mặt trên và mặt dưới. Mặt trên được dùng thể hiện các thông tin được in và đặc biệt là không có lớp keo. Loại giấy này chuyên dụng cho máy in hóa đơn dùng để in bill cho khách hàng tại các cửa hàng, shop hoặc in số thứ tự tại các cơ quan hành chính,… Kích thước thông dụng nhất là K80 và K57.
>>> Xem thêm: Lựa chọn giấy in tem như thế nào cho hiệu suất máy in được tối ưu
Hi vọng với những chia sẻ trên, Công ty TNHH Mã Vạch Bình Dương có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy decal cảm nhiệt.
Với những thắc mắc, băn khoăn về giấy cũng như mực, thiết bị mã vạch hoặc đặt hàng nhanh chóng với giá ưu đãi. Đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ ngay cùng chúng tôi bạn nhé!